Chiều cao và cân nặng luôn là mối quan tâm không chỉ của cả chị em mà còn với những chàng trai. Việc kiểm soát cân nặng và cố gắng thay đổi chiều cao đều nhằm thay đổi ngoại hình trở nên bắt mắt và dễ nhìn hơn. Vậy thì chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ là bao nhiêu, làm sao để tính ra được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Body Mass Index” hay còn được gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng.
Chỉ số này thường được dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng, được áp dụng trên nam và nữ trưởng thành.
BMI sẽ không áp dụng lên phụ nữ có thai, vận động viên hay là người tập thể hình, người già. Bởi khi đó dinh dưỡng mà những đối tượng này cần nạp là khác so với người bình thường.
Công thức tính chỉ số BMI
Chỉ số BMI được tính theo công thức:
BMI = W/ [(H)2]
Trong đó:
- W: cân nặng (kg)
- H: chiều cao (m)
- BMI đơn vị kg/m2
Cách tính chỉ số BMI
Có một ngoại hình chuẩn và một sức khỏe tốt là điều mà nhiều người bận tâm, không chỉ cho bạn thêm tự tin khi làm việc giao tiếp mà còn biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
Việc tính chỉ số BMI để giúp bản thân biết được tình trạng cơ thể như thế nào, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tính toán với công cụ đo BMI online.
Bạn chỉ cần nhập chỉ số chiều cao, cân nặng vào mục yêu cầu và chọn “Xem” là đã có thể biết ngay được chỉ số BMI của mình. Hãy truy cập vào trang tính BMI online của Khỏe Mạnh để kiểm tra nhanh.
Hoặc bạn có thể cài đặt phần mềm tính chỉ số BMI về máy như BMI Calculator, để kiểm tra thường xuyên hơn.
Bảng phân loại chỉ số BMI châu Á
Dưới đây bảng phân loại chỉ số BMI tiêu chuẩn châu Á, hãy xem và tính toán xem mình đang ở mức nào nhé.
- Thiếu cân: BMI < 18,5
- Bình thường: 18,50 < BMI < 22,99
- Thừa cân: 23,00 < BMI <24,99
- Béo phì: BMI >= 25
- Béo phì độ I: 25,00 < BMI < 29,99
- Béo phì độ II: 30,00 < BMI < 39,99
- Béo phì độ III: >= 40
Và chỉ số BMI cũng sẽ khác nhau giữa nam và nữ, hãy cùng theo dõi tiếp bên dưới đây nhé.
Chỉ số BMI chuẩn cho nam giới
Phân loại chỉ số BMI ở nam giới
- BMI < 18.5: Cân nặng thấp, gầy. Lúc này cần phải chú ý bổ sung chất dinh dưỡng và kết hợp vận động thể lực một cách khoa học.
- 18.5 < BMI < 24.9: Thể trạng bình thường, nhưng cũng cần phải chú ý tới chế độ ăn uống và vận động tránh để bị thiếu chất hay thừa cân.
- BMI >= 25: Thừa cân, nên có chế độ vận động phù hợp để kịp thời khắc phục tình trạng của bản thân.
- 25 < BMI < 29.9: Tiền béo phì
- 30 < BMI < 34.9: Béo phì cấp độ I
- 35 < BMI < 39.9: Béo phì cấp độ II
- BMI >= 40: Béo phì cấp độ III
Từ giai đoạn tiền béo phì trở đi, cơ thể đang trong tình trạng báo động và cần phải thực hiện giảm cân, khắc phục nếu không sẽ dễ dẫn đến nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp.
Chỉ số BMI chuẩn cho nữ giới
Phân loại chỉ số BMI ở nữ giới
- BMI < 18.5: Cân nặng thấp, gầy. Cơ thể phụ nữ đang thiếu dinh dưỡng, thiếu cân cần phải bổ sung dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.
- 18.5 < BMI < 22.9: Thể trạng bình thường, nên duy trì lối sống lành mạnh và bảo trì cân nặng.
- BMI >= 23: Thừa cân, nên vận động để giảm cân
- 23 < BMI < 24.9: Tiền béo phì
- 30 < BMI < 39.9: Béo phì cấp độ II
- BMI >= 40: Béo phì cấp độ III
Và tương tự, từ giai đoạn tiền béo phì trở đi thì cần phải có chế độ giảm cân thích hợp, khoa học, không dùng giải pháp giảm cân cực đoan.
Phân loại chỉ số BMI từ 2 đến 20 tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, từ trẻ em tới tuổi trưởng thành do nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau nên cũng sẽ có sự phân loại BMI theo tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.
- Thiếu cân: chỉ số BMI nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th)
- Sức khỏe dinh dưỡng tốt: chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85
- Thừa cân: chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95
- Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95
Tính tỷ lệ mỡ ở vùng eo, hông
Nếu muốn biết được cụ thể hơn sự phân bố của mỡ thì bạn có thể sử dụng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio – WHR) để đánh giá và sớm có giải pháp để bảo vệ sức khỏe khỏi những bệnh lý nguy hiểm.
WHR = [Vòng eo] / [ Vòng mông]
Trong đó:
- Vòng eo sẽ được đo ở ngang rốn (cm)
- Vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông (cm)
Chú ý: Chỉ số WHR của nam giới nên từ 0,95 trở xuống, còn WHR ở nữ nên từ 0,85 trở xuống.
Sử dụng chỉ số WHR sẽ giúp bạn chỉ ra được rõ vùng nào tập trung nhiều mỡ và giúp cảnh báo kịp thời những nguy hiểm.
Vị trí phân bố mỡ:
- Mỡ phân bố toàn thân: béo phì toàn thân
- Mỡ tập trung ở vùng bụng, eo: béo phì trung tâm hay còn gọi là béo phì phần trên, tình trạng như thế này thì chứng tỏ cơ thể người đó có nguy cơ mắc nhiều bệnh.
- Mỡ tập trung ở vùng quanh mông, đùi, háng: béo phì dạng quả lê hay là béo phì phần thấp, người có thể trạng thế này ít có nguy cơ mắc bệnh hơn là người kiểu béo phì trung tâm.
Như bạn có thể thấy, WHR sẽ là công cụ hữu ích khi dùng với chỉ số BMI, giúp cho bạn nhanh chóng nhận ra sự bất thường về cân nặng và sự phân bố mỡ trong cơ thể để kịp thời có biện pháp điều chỉnh.
Chỉ số BMI nói lên điều gì?
Dựa vào chỉ số mà người ta có thể đưa ra được nhận định liệu người đó có bị thừa cân, béo phì hay là suy dinh dưỡng hay không. Đặc biệt với chỉ số BMI ở trẻ em thì đây là chỉ số quan trọng. Giúp cho chúng ta theo dõi được sự phát triển ở trẻ và ngăn chặn những nguy cơ mắc bệnh.
Chỉ số BMI quá thấp, chứng tỏ rằng cơ thể người đó đang bị suy dinh dưỡng, thiếu cân và dễ dàng mắc những bệnh như hạ huyết áp, suy dinh dưỡng, loãng xương,… Như thế này rất dễ dàng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể và gây khó khăn trong việc chống lại bệnh tật.
Không chỉ vậy còn ảnh hưởng tới ngoại hình như làn da trở nên nhăn nheo, tóc khô, gãy rụng…
Chỉ số BMI càng cao chứng tỏ lượng mỡ thừa tích lũy trong cơ thể ngày càng lớn và dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm. Từ đó dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm:
- Các chứng bệnh về đường tiêu hóa: sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ,…
- Các bệnh lý tim mạch liên quan BMI cao: THA, Rối loạn Lipid máu (nồng độ triglyceride, LDL – Cholesterol trong máu cao, HDL – cholesterol trong máu thấp).
- Gây ra chứng bệnh tiểu đường do khả năng điều hòa đường huyết giảm
- Mỡ tích tụ nhiều ở cơ hoành làm ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp
BMI bao nhiêu là đẹp? Cách tính chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của nam và nữ.
Vậy thì chỉ số BMI bao nhiêu là đẹp, chỉ số BMI chuẩn cho cả nam và nữ là bao nhiêu? Dựa vào chỉ số BMI mà chúng tôi cung cấp ở trên, hoàn toàn có thể tự tính ra được chiều cao cân nặng lý tưởng cho mình.
Với thông tin phân loại chỉ số BMI châu Á ở trên thì chỉ số BMI lý tưởng cho người Việt là từ 18.5 đến 22.9.
Theo đó thì bạn có thể tính ra được cân nặng của mình bằng công thức:
Cân nặng lý tưởng = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 9] / 10
Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (cm)
Mức cân tối thiểu = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 8] / 10
Vậy là chỉ cần biết được chiều cao thì bạn có thể ước lượng được mức cân nặng của mình đang ở mức vừa phải, quá gầy hay cần phải giảm cân rồi.
Làm thế nào để có chiều cao và cân nặng chuẩn?
Nếu bạn muốn đạt được chỉ số BMI lý tưởng thì trước hết cần phải kiểm tra xem chỉ số BMI của mình đang ở mức nào. Nếu quá cao thì phải tiến hành giảm cân một cách hiệu quả và an toàn, còn nếu ở mức thấp thì nên bổ sung dinh dưỡng và vận động để cải thiện.
Dù là ở độ tuổi nào cũng phải duy trì thói quen nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng và quan trọng là vận động thường xuyên.
Những đối tượng khi có nhu cầu giảm cân an toàn thì hãy đến gặp bác sĩ để có được kế hoạch ăn uống hợp lý, cung cấp dinh dưỡng hợp lý để đạt được mức BMI bình thường và ngăn chặn những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác.
Hoặc có thể sử dụng thực phẩm hỗ trợ giảm cân hoặc nhờ phẫu thuật can thiệp khi trường hợp người béo phì nặng với chỉ số BMI từ 40 trở lên hoặc có nhiều bệnh lý nghiêm trọng gây ra béo phì.
Kết luận
Hi vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm được về cơ thể mình, những yêu cầu về chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ cũng như là những giải pháp để đưa chỉ số BMI đạt đến mức chuẩn. Đây không chỉ là điều giúp cho bạn có ngoại hình ổn hơn mà còn đảm bảo cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm:
Bình luận