Tỏi là một gia vị quen thuộc tại nhà mà gia đình chúng ta thường sử dụng trong món ăn và nước chấm. Ngoài công dụng là làm món ăn trở nên ngon hơn, tỏi còn có công dụng đặc biệt là chữa đầy bụng. Hãy cùng KhoeManh.vn tìm hiểu bài viết cách chữa đầy bụng bằng tỏi hiệu quả tại nhà dưới đây nhé!
1. Công dụng chữa đầy bụng của tỏi
Đầy bụng là triệu chứng về bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì thói quen ăn uống chưa khoa học của bản thân khiến bạn sẽ gặp phải tình trạng đầy bụng. Dưới đây là triệu chứng của chứng đầy bụng:
- Cảm giác căng, tức bụng;
- Khó chịu ở vùng thượng vị;
- Nóng ở vùng thượng vị;
- Cảm giác óc ách, chứa đầy hơi, đầy nước;
- Khó thở;
- Có thể xuất hiện táo bón, tiêu chảy.
Vậy, tùy một số trường hợp nhẹ bạn có thể sử dụng mẹo đơn giản tại nhà là dùng tỏi để chữa đầy bụng. Cùng nhau xem qua công dụng của tỏi nhé!
- Tỏi chứa chất allicin cao, có tác dụng diệt những khuẩn gây ra đầy hơi, chống viêm và ngăn ngừa các loại virus gây bệnh hiệu quả;
- Chất carbohydrate có trong tỏi giúp phân hủy lượng khí được sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ giúp các bạn giảm được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua gây đầy bụng, khó tiêu.
- Hàm lượng vitamin, các khoáng chất và chất chống oxy hóa trong tỏi giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp dạ dày và đường ruột làm việc tốt hơn.
- Nhờ những tác dụng trên, tỏi được xem như là vị thuốc, có công dụng chữa trị chứng đầy bụng.
2. Những cách chữa đầy bụng bằng tỏi hiệu quả
2.1. Ăn tỏi sống
Trong tỏi sống có chứa những chất carbohydrate, vitamin, khoáng chất,…chưa bị phân hủy bởi nhiệt độ. Do đó, tỏi sống sẽ chứa và mang lại hàm lượng các chất khá cao sẽ giúp thúc đẩy dạ dày làm việc hiệu quả hơn và phân hủy các loại khí thừa trong dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh đó bạn lưu ý, khi ăn bạn nên băm nhỏ tỏi và để ngoài không khí tầm 10-15 phút. Lúc này chất allicin sẽ được chuyển hóa để mang lại hiệu quả tốt hơn cho đường ruột.
2.2. Uống nước ép tỏi
Nếu bạn không có thói quen ăn tỏi sống, đừng lo uống nước ép tỏi cũng mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh về dạ dày và đường ruột nhé! Tuy nhiên chỉ mang lại khoảng 60% so với ăn tỏi sống.
Bạn thực hiện các bước dưới đây để sử dụng nước ép tỏi chữa đầy bụng và khó tiêu:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2-3 củ tỏi.
- Bước 2: Sau đó bạn lột sạch phần vỏ tỏi và đem tỏi ép thành nước, bỏ phần bã chỉ giữ lấy phần nước cốt.
- Bước 3: Bạn đã có nước ép tỏi và sử dụng nước ép này để uống khoảng 1-2 lần/ngày sẽ mang lại công dụng và hiệu quả tốt.
Lưu ý: Để nước ép tỏi mang lại công dụng tốt nhất, bạn nên sử dụng đều đặn vào buổi sáng và buổi tối.
2.3. Dùng tỏi ngâm mật ong
Những công dụng của mật ong đều mang lợi ích đến sức khỏe, vì vậy việc kết hợp tỏi với mật ong sẽ giúp điều trị chứng đầy bụng và giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Bạn cần chuẩn bị 15g tỏi và 100ml mật ong. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bóc vỏ tỏi, để nguyên tép;
- Bước 2: Xếp tỏi vào lọ/hũ thủy tinh có nắp đậy;
- Bước 3: Rót 100ml mật ong vào hũ. Sau đó đậy kín nắp;
- Bước 4: Ngâm tỏi với mật ong trong khoảng 3 tuần. Sau đó, có thể sử dụng được.
Khi bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, bạn hãy ăn những tép tỏi ngâm mật ong để giúp cải thiện tình trạng khó chịu. Tuy nhiên chỉ nên ăn trong khoảng 2-3 ngày và mỗi ngày 2 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.
2.4. Bổ sung vào các món ăn
Thường chiên xào, pha chế nước chấm bạn sẽ tỏi để tăng thêm hương vị cũng như mùi vị thơm ngon hơn. Do đó, ngoài phương pháp như ăn tỏi trực tiếp, uống nước ép tỏi,… bạn có thể tận dụng việc bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi nhé!
3. Một số lưu ý và tác dụng phụ khi sử dụng tỏi chữa đầy bụng
3.1. Một số lưu ý khi sử dụng tỏi chữa đầy bụng
Bạn cũng biết việc lạm dụng những lợi ích của tỏi không những không mang lại hiệu quả mà còn tác dụng ngược. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
Không ăn quá nhiều tỏi
Vì ăn quá nhiều tỏi có thể gây nên rất nhiều các tác dụng phụ khác như: ợ nóng, mệt mỏi, buồn nôn, hơi thở có mùi khó chịu…
Không nên ăn tỏi khi bụng đói
Trong tỏi có chứa rất nhiều chất allicin. Chính vì vậy bạn không nên sử dụng tỏi khi bụng đang đói bởi chất này sẽ khiến cho dạ dày bạn bị co thắt mạnh, lâu dần có thể gây nên tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.
Không sử dụng tỏi khi có dấu hiệu tiêu chảy
Khi bạn đang có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, ăn tỏi sẽ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, xung huyết, kích thích thành ruột làm cho các chất dịch vào ruột nhiều hơn khiến tình trạng tiêu chảy trở nặng và cảm giác đau bụng cũng tăng dần lên.
3.2. Tác dụng phụ khi sử dụng tỏi
Tỏi là một trong những loại chữa đầy bụng rất tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số tác dụng phụ:
- Đầy hơi: Đối với một số trường hợp dạ dày mẫn cảm với tỏi, tỏi có thể gây ra tình trạng đầy hơi. Do đó, nếu bạn mẫn cảm với tỏi thì không nên sử dụng. Người dùng có thể sẽ cảm thấy tình trạng này giảm đi khi ợ hơi hoặc trung tiện;
- Đau đầu;
- Mệt mỏi;
- Ợ nóng;
- Đau cơ;
- Buồn nôn;
- Toát nhiều mồ hôi;
- Đau bụng;
- Loãng máu;
- Viêm đại tràng;
- Hơi thở có mùi tỏi khó chịu.
4. Làm thế nào để phòng tránh chứng đầy bụng?
Khi bạn mắc phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và đôi khi co thắt bạn không thể chịu đựng được. Vì vậy, bạn nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh phải tình trạng như vậy nhé!
Uống nước đầy đủ mỗi ngày
Nước lọc sẽ giúp bạn lọc cơ thể, mang lại khả năng điều hòa hoạt động cũng như hỗ trợ dạ dày và đường ruột có thể làm việc tốt hơn. Chính vì vậy bạn cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mình mỗi ngày. Tránh tình trạng thiếu nước, mất nước.
Ăn uống khoa học
Bạn nên điều chỉnh thời gian biểu ăn uống đúng giờ giấc, đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.Nên ăn đầy đủ các loại rau xanh, rau củ quả tươi và lượng protein trong thịt,cá, trứng sữa. Khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động tốt hơn và giảm các tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Từ bỏ các thói quen xấu sau khi ăn
Sau khi ăn, để cơ thể có thời gian thư giãn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bạn nên ngồi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh như chạy nhảy hoặc thể dục ngay sau đó vì dễ gây nên tình trạng đau bụng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến ngưng trệ hoạt động của hệ tiêu hóa dễ gây ra chứng chướng bụng, ăn không tiêu và ảnh hưởng đến dạ dày.
Rèn luyện sức khỏe bằng các hoạt động như tập thể dục, thể thao
Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để đẩy mạnh sự trao đổi chất giữa cơ thể. Đây là cách vừa giúp bạn xả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi lại giúp bạn có một sức khỏe tốt và thân hình đẹp.
Không mặc quần quá chật
Quần chật cũng khiến quá trình tiêu hóa hoạt động kém. Vì vậy muốn hạn chế tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Bạn nên lựa những quần vừa vặn và thoải mái hơn nhé.
Hạn chế tiêu thụ thuốc lá, bia, rượu
Bia rượu và thuốc lá đều là những chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe và trực tiếp nhất là hệ tiêu hóa của con người. Chính vì vậy, bạn nên học cách từ bỏ hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng sẽ khiến hệ thống tiêu hóa tốt hơn.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Khi bạn căng thẳng, lo lắng cũng sẽ khiến dạ dày bạn tiêu hóa không tốt. Hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái cũng là liều thuốc ngăn ngừa các căn bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa rất hữu ích.
Không nên thức khuya
Thức khuya chính là kẻ thù của sức khỏe. Cho nên bạn cần biết cách bảo vệ cơ thể cũng như giúp cho mình luôn tỉnh táo để thực hiện công việc.
Sử dụng men vi sinh giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả
Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn Probiotics mang lại khả năng hỗ trợ tiêu hóa cho dạ dày và đường ruột. Đây là một trong những sản phẩm mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa của người sử dụng.
Hy vọng qua bài viết hướng dẫn cách chữa đầy bụng hiệu quả tại nhà mang lại những mẹo hay giúp bạn áp dụng dễ dàng và hiệu quả khi bạn có phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu nhé!