Dị ứng sữa bò, không thể uống nổi sữa tươi, bạn có giống tớ không?

Dị ứng sữa bò, ko thể uống nổi sữa tươi, bạn có giống tớ kô? Và tại sao tớ khuyên bạn không nên uống sữa tươi, nhất là sữa bò ? Và nếu thế thì nên uống loại sữa nào ?

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, tuy nhiên chúng ta ít khi nào dành thời gian để quan tâm chúng một cách đúng đắn. Khi đi dọc các lối trưng bày sữa ở siêu thị hoặc đơn giản hơn là ghé tạt vào một tiệm tạp hóa bất kỳ, chúng ta thường nhanh chóng chọn loại sữa mình muốn chứ hiếm khi cân nhắc các loại sữa còn lại.

Tuy nhiên, nếu dành chút thời gian và quan sát, bạn sẽ ngỡ ngàng trước sự đa dạng của các loại sữa như: sữa nguyên chất, sữa gầy, sữa ít béo (chỉ chứa 1% – 2% chất béo), sữa không lactose, sữa gạo, sữa đậu nành, sữa dừa, sữa dê, sữa hạnh nhân, thậm chí cả sữa….cần sa.

Mỗi loại sữa đều có mặt lợi, mặt hại cũng như nguồn dinh dưỡng nhất định.

Vậy bạn nên mua loại sữa loại nào và sản phẩm nào mới thật sự là tốt cho sức khỏe ? Mình quyết định nghiên cứu và tìm hiểu.

Đầu tiên hãy bắt đầu với câu hỏi: “Có những loại sữa nào đang bày bán trên thị trường hiện nay?”

Sữa bò tươi

Hình ảnh vui nhộn chúng ta thường nhớ về sữa là đoạn quảng cáo mô tả một người mẫu với hàm ria mép vẫn còn dính sữa sau khi uống.

Những đoạn clip ấy quảng cáo cho sữa bò tươi , bao gồm: sữa tươi nguyên chất, sữa ít béo (chứa 1% – 2% chất béo theo trọng lượng).

Thông thường trong một hộp (hoặc lon) sữa chứa:

  • Sữa bò tươi chứa 150 calo, 8g protein, 5g chất béo bão hòa và 12g đường.
  • Sữa ít béo (2% béo) cung cấp 120 calo, 3g chất béo bão hòa, 8g protein và 12g đường.
  • Sữa gầy (1% béo) chỉ có 102 calo, 2g, chất béo bão hoà, 8g protein và 13g đường.

Sữa bò là sản phẩm cung cấp nhiều canxi và vitamin D. Đây từng được xem là loại sữa tiêu chuẩn và khó có sản phẩm khác thay thế do đặc tính là được sản xuất đại trà từ con bò, có trong các nông trại được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước do đó loại sữa này đã trở nên thông dụng với nhiều người dân.

Quay ngược lại những năm về trước, bạn sẽ thấy những sản phẩm sữa thời đấy có mẫu mã, bao bì và thậm chí mùi vị cũng rất khác so với bây giờ. Lý giải cho điều này là do chính phủ ngày càng xiết chặt các quy định về an toàn thực phẩm cho loại sữa từ động vật.

Vấn đề hay gặp phải ở loại sữa này là nó vẫn chưa được tiệt trùng. Tiệt trùng là quá trình mà sữa sẽ được thanh lọc các tạp chất cũng như những vi khuẩn không tốt cho sức khỏe ở nhiệt độ 161 độ C. Hầu hết các sữa bò tươi chưa được qua công đoạn này đều ít nhiều nhiễm khuẩn Listeria và khuẩn E.coli. Đây là những vi khuẩn rất có hại cho sức khỏe.

Nào bây giờ hãy xem xét các loại sữa khác nữa!

Sữa không Lactose

Đây là loại sữa phù hợp cho những người bị dị ứng sữa, không thể tiêu hoá nổi do dạ dày không có men lactase để xử lý lactose trong sữa.

Lactose trong sữa là một loại đường tàn phá hệ tiêu hoá khiến cơ thể không thể hấp thu nổi sữa.

Các loại sữa được dán nhãn “lactose free” đều là những loại sữa không chứa loại đường lactose này.

Với ít chất béo bão hòa hơn (khoảng 1.5g), còn hàm lượng các thành phần dinh dưỡng khác giống với sữa bò. Sữa không lactose là sự lựa chọn tốt hơn cho những người không thể dung nạp các loại sữa bò truyền thống.

Sữa đậu nành

Tương tự như sữa không lactose, sữa đậu nành phù hợp cho những người không thể dung nạp các loại sữa bình thường hoặc hệ tiêu hóa bị dị ứng với chúng.

Cùng với sự phát triển của các loại sữa truyền thống, dòng sữa đậu nành ngày càng phổ biến vì chúng tốt cho tim mạch mà lại có cùng lượng đạm như trong sữa bò tươi: 8 gram, và 110 calo.

Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc có muốn kiểm soát lượng đường của mình, sữa đậu nành không đường sẽ là một lựa chọn hợp lý khi nó chỉ cung cấp khoảng 80 calo và 7g đạm.

Sữa dừa

Dừa là sản phẩm mà mọi bộ phận của nó đều được mọi người ưa dùng, trong đó nước dừa và dầu dừa là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất. Không chứa nhiều calo, chứa nhiều chất béo bão hoà hơn (nhiều hơn 4g) so với sữa đậu nành, nhưng bằng với sữa bò.

Chắc bạn thắc mắc sữa dừa làm như thế nào đúng không? Đơn giản thôi, nạo cơm dừa (cùi dừa) cho vào máy xay nhuyễn rồi ép lấy nước cốt, nhưng sẽ tốn khá nhiều dừa để ra được một ly sữa nên sữa dừa không phải là loại nước dùng để uống một cách thuần túy, mọi người thường dùng chúng cho các món kem, bánh ngọt hoặc dùng để tăng thêm hương vị đậm đà cho các món ăn.

Những bạn hay uống sinh tố dừa thì chính là bạn cũng đã uống một ít sữa dừa rồi đấy !

Sữa gạo

Nhiều người gọi là nước gạo. Đây là loại sữa hoàn hảo cho những người bị dị ứng. Sữa gạo rất tốt cho hệ tim mạch do chúng không chứa chất béo xấucholesterol và đường lactose. Tuy không có nhiều đạm và canxi như sữa tươi nhưng trong một khẩu phần dùng, chúng có cùng mức 120 calo và 10g đường như sữa bò tươi.

Sữa dê

Sữa dê tuy không phổ biến nhưng vẫn là sản phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe. Trong mỗi khẩu phần, tuy hàm lượng axit folic cung cấp ít hơn sữa bò (chỉ khoảng 10%), nhưng sữa dê cung cấp cho bạn tới 168 calo, 10g chất béo (hàm lượng chất béo bão hoà nhiều hơn một ít so với sữa bò), 9g đạm, 11g đường, nhiều khoáng chất canxi và kali hơn sữa bò.

Một tin vui cho những người hệ tiêu hoá kém không thể dung nạp đường lactose, đó là sữa dê có hàm lượng lactose ít hơn, nên sẽ không làm bạn quá dị ứng.

Sữa hạnh nhân

Báo cáo thị trường năm 2013 cho thấy sữa hạnh nhân đã chinh phục được khẩu vị của người tiêu dùng, vượt qua sữa gạo và sữa đậu nành để chiếm được 2/3 thị phần sữa thực vật.

Sản phẩm này chỉ chứa 60 calo trong mỗi khẩu phần (và 30 calo nếu không đường), không chứa chất béo xấu và chỉ 7g đường và 1g đạm nên cực kỳ phù hợp cho những bạn đang ăn kiêng.

Dù sữa hạnh nhân vẫn chưa phải là sản phẩm thay thế hoàn toàn sữa bò tươi, nhưng nó vẫn có ưu thế hơn ở chỗ nó nhiều chất xơ, vitamin B và đặc biệt là hương vị thơm ngon, ngay cả khi không ướp lạnh.

Sữa hạt cây gai dầu (tên khác: cây gai, gai mèo, bồ đà, cần sa)

Cần sa là một loại cây thuộc hàng cấm ở rất nhiều quốc gia vì tác hại ai cũng biết của nó. Tuy nhiên, sữa từ cây cần sa không những không có tác dụng phụ nào mà còn cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Một cốc sữa cần sa chứa tới 140 calo, 5g chất béo (trong đó chỉ có 1g chất béo xấu), 5g protein và 5g đường. Sản phẩm này cũng rất tốt cho những người ăn chay khi nó cung cấp một lượng canxi tương đương trong sữa bò cũng như các chất khoáng khác như magiê và vitamin B.

Những vấn đề thường gặp với dị ứng sữa bò tươi

Dù biết rằng sữa từ động vật là loại sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống và rất khó để có sản phẩm nào đánh bại nó. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu cho rằng loại sữa này không tốt cho sức khoẻ như bạn tưởng. Để tìm hiểu thật hư như thế nào, hãy cùng xem các dẫn chứng dưới đây:

Sữa bò tươi có hại cho đường ruột của bạn

Hậu duệ của những người gốc Châu Âu mới thực sự là giống người có thể dung nạp thoải mái sữa bò tươi. Thật sự, thiểu số cộng đồng người Mỹ gốc Âu có thể uống ực ly sữa bò tươi một cách thoải mái, còn các cộng đồng khác thì không.

Một nghiên cứu của Khoa Sức khoẻ cộng đồng Trường Đại học Harvard cho thấy 90% người châu Á, 70% Mỹ gốc Phi, 70% Mỹ gốc, và 50% Mỹ gốc Tây Ban Nha không dung nạp lactose. Trong khi tỉ lệ này ở người Bắc Âu chỉ có 15%.

Tổng cộng lại, có khoảng 60% người trưởng thành khắp thế giới có vấn đề dị ứng sữa bò tươi, lượng lớn đường lactose trong sữa gây ra hội chứng không dung nạp được sữa ở những ai không có men tiêu hóa chất này, điều này gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

Hội chứng không dung nạp này có thể dẫn đến chuột rút, chướng bụng đầy hơi và thậm chí là tiêu chảy…

Một vấn đề nữa với dị ứng lactose là bạn lại không biết nó mới chính là thủ phạm. Nhiều giờ sau khi uống sữa, khi bị đầy bụng ợ chua, bạn lại thường lầm tưởng nguyên nhân là món ăn vừa đánh chén chứ lại không nghĩ là do ly sữa tươi.

Khi chúng ta già đi, vấn đề này càng trở nên trầm trọng vì cơ thể chúng ta càng gặp khó khăn để giải quyết.

Sữa bò tương không tốt cho làn da của bạn

Theo nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí của viện da liễu Mỹ, họ nhận thấy có mối liên hệ tương đồng giữa những người uống sữa nhiều và khả năng bị mụn.

Cũng theo viện da liễu Mỹ, họ cho rằng những người đang bị mụn trứng cá, eczema hoặc gặp các vấn đề về da khác nên hạn chế dùng sữa – đặc biệt là sữa gầy do chúng sẽ có một số tác động không tốt lên da.

Nếu bạn khổ sở vì mụn, nên trao đổi với bác sĩ da liễu về lượng sữa bò tươi bạn uống để đảm bảo có làn da đẹp.

Sữa bò tươi không giúp cho xương chắc khỏe như bạn tưởng

Không có gì nghi ngờ sữa bò là sữa cung cấp canxi cho xương nhiều nhất, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng lượng canxi quá nhiều trong sữa lại có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.

Các chuyên gia đang nghiên cứu thêm về vấn đề này.

Sữa bò tươi có thể làm cho bạn béo thêm

Như đã trình bày ở trên, do sữa bò tươi có rất nhiều chất béo bão hòa (5g/cốc) nên hiện nay để đối phó mọi người có xu hướng chuyển sang sữa gầy (sữa ít béo, chỉ 1% – 2% béo).

Một nghiên cứu của Thuỵ Điển trên gần 20.000 phụ nữ phát hiện hóa ra những người uống loại sữa trên lại tăng nhiều cân những người uống sữa tươi thường.

Vì vậy, dù có đối phó thế nào thì sữa bò tươi có vẻ gây tác hại cho cơ thể và chế độ ăn của bạn.

Như vậy dòng sữa nào mới là tốt nhất nếu bị dị ứng sữa bò tươi ?

Tới giờ bạn thấy có vẻ mình không phải fan của sữa bò tươi. Vậy cuối cùng tổng hợp lại sau tất cả nghiên cứu trên, loại sữa thay thế nào mình đánh giá tốt nhất đây ?

Câu trả lời là: Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn đang áp dụng chế độ ăn uống như thế nào.

Nếu bạn cảm thấy mình cần phải giảm lượng protein và calo hấp thu mỗi ngày để giảm cân, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành (loại không đường nhé !) có thể là một đề xuất tuyệt vời.

Còn nếu bạn đã và đang áp dụng một chế độ ăn kiêng cùng với các bài tập thể dục hợp lý, bạn cần phải bổ sung nhiều vitamin D và canxi nhưng lại không muốn nạp thêm quá nhiều calo, sữa không lactose có thể là một sản phẩm phù hợp hơn cho bạn.

Ngày nay, cuộc chiến về các dòng sản phẩm sữa không chỉ từ thành phần và hàm lượng vi chất trong mỗi khẩu phần mà còn đến từ hương vị của nó. Trong quá trình cố gắng cải thiện và sáng tạo những hương vị mới, các nhà sản xuất cũng chiều lòng khẩu vị của thượng đế  và cách sáng tạo hương vị là bằng cách thêm đường vào sản phẩm.

Nhìn chung, nếu muốn tìm loại sữa tốt nhất cho sức khỏe của bạn hãy chọn loại không đường, và hãy thử hết danh sách trên và chọn ra loại yêu thích nhất.

Còn bạn thì sao? Bạn thích loại sữa nào nhất ?

Gợi ý cho bạn

Đồ ăn nhanh McDonald có độc hại không?
Đồ ăn nhanh McDonald có độc hại không?
Để đối phó với việc sụt giảm 30% doanh số, đội ngũ tiếp thị tại MacDonald đã nỗ lực ra một chiến dịch bán hàng với một loạt quảng cáo nhằm tăng tính minh bạch với khách hàng, bằng cách tiết
16 tác hại của nước ngọt chẳng ai nói với bạn
16 tác hại của nước ngọt chẳng ai nói với bạn
Đã là năm 2020 và hầu hết chúng ta đều công nhận một thực tế rằng nước ngọt có gaz không phải là một thực phẩm khoẻ mạnh. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rõ một cách đầy đủ

Bình luận

Bình luận